Như một bản tin Thanh Niênđã đưa trước đó,ựbànhtrướngcủathuốcláđiệntửemifukada Công an Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) vừa kiểm tra chuỗi 3 siêu thị HN Mart trên địa bàn, thu giữ 627 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trước đó, cũng trong tháng 11.2023, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Đà Nẵng đánh sập chuỗi 5 cửa hàng trong hệ thống kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu Dlink Vapor, thu giữ gần 8.000 sản phẩm trị giá hơn 1 tỉ đồng.
Việc các sản phẩm thuốc lá điện tử không nguồn gốc, xuất xứ có mặt ở hệ thống siêu thị tiện lợi như HN Mart, hay phát triển thành chuỗi cửa hàng chuyên doanh thuốc lá điện tử khắp 4 quận huyện trung tâm như Dlink Vapor, cho thấy sự nguy hiểm. Đó là việc mua bán quá dễ dàng, một trong những lý do khiến thuốc lá điện tử ngày càng bành trướng, xâm nhập nhanh vào giới trẻ.
Không chỉ vậy, nguy hiểm nhất vẫn là ý thức của người kinh doanh. Từ bao giờ một mặt hàng trước đây vốn chỉ được truyền tai, dấm dúi, chuyền tay kiểu "chợ đen" hoặc mạng xã hội, lại ngang nhiên có mặt ở siêu thị và mở chuỗi cửa hàng như hàng hóa hợp pháp. Điều này càng khiến giới trẻ, nhất là ở tuổi vị thành niên thêm ngộ nhận về thuốc lá điện tử.
Đã có rất nhiều cảnh báo về sự độc hại và hậu quả cho sức khỏe của thuốc lá điện tử. Điều quan trọng hiện nay là các văn bản quy phạm pháp luật cần điều chỉnh và đưa thuốc lá điện tử là mặt hàng cần quản lý trong luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, để cơ quan chức năng không còn phải vận dụng mới xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật liên quan thuốc lá điện tử, từ đó mới mang tính răn đe, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đồng thời về lâu dài, cần quyết liệt cấm thuốc lá điện tử và các sản phẩm đầu độc thế hệ trẻ khác theo khuyến cáo của Bộ Y tế.